Quản lý dự án là gì? Quản lý dự án là tập hợp các hành động nhằm quản lý tất cả các khía cạnh của một dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Qua bài viết iceo.vn sẽ cung cấp mọi thông tin mà bạn cần biết nên biết, cùng tham khảo nhé!
Mục lục
Quản lý dự án là gì?

Quản lý dự án (Project Management) được hiểu là các hoạt động về hoạch định, theo dõi và kiểm soát các vấn đề liên quan đến toàn bộ dự án. Để từ chính các tiêu chí đặt ra tạo nên sự xuyên suốt, các khâu được vận hành trơ tru đem lại hiệu qủa công việc cao nhất.
Do đó, bộ phận Quản lý dự án đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhờ có đội ngũ nhân lực này mà nhà quản lý có thể theo dõi được tiến độ công việc, hoạch định và kiểm soát tốt được các ngân sách, hoàn thành được các yêu cầu đã định ra từ trước.
Trên thực tế, mọi công việc từ cuộc sống hàng ngày cho đến phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới kinh doanh đều cần phải thực hiện quản lý dự án.
Xem thêm Quản lý chất lượng là gì? Lợi ích của quản lý chất lượng
Nhiệm vụ của ban quản lý dự án là gì?
Quản lý dự án là gì và ban quản lý dự án có nhiệm vụ gì? Dưới đây là một quy trình công việc cụ thể của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng:
Lập kế goạch dự án
Là nhiệm vụ đầu tiên ban quản lý dự án. Gồm các quy trình cụ thể như sau lập, trình và chờ phê duyệt kế hoạch dự án. Trong đó, cần xác định được nguồn lực cần sử dụng, thời hạn hoàn thành và mục tiêu về chất lượng khi bàn giao.
Chuẩn bị đầu tư
Sau khi kế hoạch đã được thông qua thì tiếp theo nhiệm vụ của ban quản lý dự án là gì? Chính là tiến hành triển khai như quy hoạch xây dựng, sử dụng tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cảnh quan liên quan đến thi công công trình. Giải ngân vốn đầu tư và tiếp tục chuẩn bị cho các dự án khác.
Thực hiện thi công
Là một khâu tổ chức có sự góp phần và hỗ trợ chặt chẽ của các ban khác. Gồm các công việc cụ thể như sau thuê tư vấn viên để giám sát và đóng góp ý tưởng, thiết kế thẩm định và tổ chức phê duyệt thiết kế.
Bên cạnh đó, cũng phải hợp tác với những cơ quan chức năng khác để bồi thường về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và giao nhận đất. Sau khi đã bàn giao mặt bằng thành công, ban quản lý dự án sẽ lựa chọn nhà thầu phù hợp và ký kết hợp đồng xây dựng. Nghiệm thu công trình sau khi đã hoàn tất thi công. Sau đó, ban quản lý dự án cũng sẽ tiến hành chạy thử nghiệm.
Nhiệm vụ tài chính
Thực hiện quản lý tài chính, tài sản đối với công trình mà mình đảm nhận. Cùng với đó là giải ngân vốn đúng theo tiến độ của dự án và đúng với hợp đồng đã ký kết với nhà thầu.
Ngoài câu hỏi: “Quản lý dự án là gì?” bạn cũng đừng quên tìm hiểu xem hoạt động tư vấn quản lý dự án là gì bằng cách truy cập vào bài viết của Viện Quản Lý Xây Dựng nhé!
Nhiệm vụ hành chính
Khen thưởng hay kỷ luật đối với các cá nhân vi phạm, gây ra hậu quả xấu đối với kết quả công trình hoặc trong quá trình thi công có hành vi gian lận. Ban quản lý dự án cũng sẽ cung cấp thông tin và giải trình kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.
Lịch sử hình thành quản lý dự án

Từ thời kỳ cổ đại, khi quản lý dự án chưa được nhận thức cũng như không có ghi chép nào về khái niệm này thì tổ tiên của chúng ta đã thể hiện sự thành công trong thông qua các công trình nổi tiếng như Kim tự tháp hay Vạn lý trường thành. Mãi cho đến đầu thế kỷ XX, khi thuyết quản lý khoa học của Frederick Winslow Taylor (1856 – 1916) ra đời và đây cũng là nguyên mẫu đầu tiên cho các công cụ quản lý dự án hiện đại, bao gồm cả cấu trúc phân chia công việc (WBS- Work Breakdown Structure) và (Gantt Chart) giúp biểu thị thời gian biểu của dự án dùng để quản lý, lên kế hoạch và kiểm soát tiến độ công việc trong dự án.
Ngay sau đó một nhà nghiên cứu người Mỹ khác, Henri Fayol đa tìm ra 5 chức năng của quản lý, là cơ sở cho những kiến thức cốt lõi liên quan đến quản lý dự án và quản lý chương trình đồng thời góp phần đưa khái niệm đầu tiên về quản lý dự án đến toàn nhân loại. Cả Gantt và Fayol đều được biết đến như là những học trò, theo trường phái lý thuyết quản lý theo khoa học, của Frederick Winslow Taylor.
Quản lý dự án trong các ngành làm gì?
Hiện nay, quản lý dự án là điều cần thiết trong mọi lĩnh vực. Một số lĩnh vực điển hình có thể kể đến như: xây dựng, viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin,…
Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng lĩnh vực mà người quản lý dự án sẽ phải thực hiện những công việc khác nhau để hoàn thành hiệu quả dự án đang được triển khai. Bạn có thể tham khảo mô tả công việc của người quản lý dự án trong một số lĩnh vực sau để thấy rõ điều này.
Xem thêm Quản lý điều hành là gì? Nhiệm vụ của quản lý điều hành là gì?
Mô tả công việc quản lý dự án ngành xây dựng
Quản lý dự án ngành xây dựng sẽ phải phụ trách nhiều hạng mục công việc khác nhau. Dưới đây là một số công việc chính:
– Chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho việc thi công công trình như: văn phòng, kho bãi, hệ thống điện nước, chất lượng và số lượng vật tư,…
– Kiểm tra bản vẽ thiết kế, hợp đồng tư vấn thiết kế kiến trúc.
– Theo dõi, đánh giá tiến độ thi công dự án theo từng mốc thời gian đã được duyệt.
– Xem xét, đánh giá nhà thầu theo các tiêu chí cụ thể và chọn ra các nhà thầu uy tín, chất lượng.
– Báo cáo những sai phạm, chậm trễ trong quá trình thi công và yêu cầu nhà thầu đưa ra biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo tiến độ dự án.
– Kịp thời phát hiện và xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
– Kiểm tra và giám sát các vấn đề về an toàn và vệ sinh lao động như: trang thiết bị bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ,…
Mô tả công việc quản lý dự án ngành công nghệ thông tin

Quản lý dự án là gì? Công việc quản lý dự án ngành công nghệ thông tin khá đặc thù, đòi hỏi người đảm nhận công việc này phải có nền tảng kỹ thuật và kỹ năng mềm thành thạo mới có thể đạt được thành công.
Dưới đây là một số công việc quản lý dự án công nghệ thông tin thường làm:
– Phân tích yêu cầu, thiết kế giải pháp hệ thống, lên kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai dự án từ đầu đến cuối.
– Lập kế hoạch và quản lý tiến độ của dự án.
– Quản lý phạm vi và khối lượng công việc ban đầu của dự án cũng như các yêu cầu phát sinh.
– Quản lý các nguồn lực của dự án như chi phí, nhân lực, công nghệ, thời gian,…
– Làm việc với khách hàng và các bên liên quan khác của dự án.
– Báo cáo tiến độ, tình hình và các vấn đề liên quan đến dự án cho Ban giám đốc.
– Quản lý các giấy tờ, tài liệu và hồ sơ của dự án.
– Xây dựng, đào tạo và quản lý đội ngũ nhân sự.
Mô tả công việc quản lý dự án ngành truyền thông
Mục tiêu của quản lý dự án ngành truyền thông là giảm thiểu chi phí truyền thông và tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, người làm quản lý dự án truyền thông cần có tư duy logic, sự nhạy bén và khéo léo để đưa chiến dịch phát triển đúng kế hoạch đã định.
Sau đây là một số công việc chính của quản lý dự án truyền thông:
– Phân tích thị trường, đối thủ, khách hàng và lên kế hoạch, dự trù ngân sách theo yêu cầu của từng dự án và mục tiêu đề ra.
– Lên kế hoạch thực hiện, đồng thời kết nối và điều phối các nguồn lực cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
– Quản lý các nguồn lực của dự án như nhân lực, ngân sách, công nghệ,…
– Theo dõi, quản lý các hoạt động diễn ra trong dự án và giám sát tiến trình thực hiện dự án.
– Đo lường và đánh giá hiệu quả từng hoạt động, từng chiến dịch để đề xuất phương án cải tiến phù hợp.
– Làm việc với khách hàng, nhà tài trợ để giải đáp các thắc mắc về quyền lợi của các bên khi tham gia dự án.
– Tiến hành đào tạo nhân viên trong bộ phận và công ty những kiến thức liên quan đến dự án.
Xem thêm 10+ App quản lý kho hàng miễn phí tốt nhất hiện nay
Mô tả công việc quản lý dự án ngành tài chính – ngân hàng

Quản lý dự án là gì? Hiện nay, các ngân hàng đang nỗ lực thu hút khách hàng bằng các chiến lược, dự án hấp dẫn nên công việc quản lý dự án ngành tài chính – ngân hàng đang có tiềm năng phát triển rất tốt.
Sau đây là một số công việc chính của quản lý dự án tài chính – ngân hàng:
– Tìm hiểu, cập nhật các thông tin về chính sách pháp luật, các vấn đề xã hội và các xu hướng mới trong ngành ngân hàng
Qua bài viết trên đây iceo.vn đã cung cấp các thông tin cho các bạn đọc về quản lý dự án là gì? Nhiệm vụ của ban quản lý dự án là gì?. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn đọc, cùng như là xứng đang với thời gian mà bạn đã bỏ ra để đọc bài viết.
Mỹ Phượng – Tổng hợp
Tham khảo nguồn ( www.sinnovasoft.com, vienquanlyxaydung.edu.vn, hrchannels.com, … )