Sau những tác động của đại dịch Covid-19, nhu cầu tuyển dụng các nhân viên y tế ngày càng tăng lên, đặc biệt là ở vị trí hộ lý. Vậy hộ lý là gì? Muốn trở thành hộ lý nên học ngành gì? Tất cả sẽ được Viecngay.vn giải đáp qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Hộ lý là gì?
Hộ lý là những người phụ trách giúp đỡ bệnh nhân trong việc thực hiện các nhu cầu cá nhân như đi lại, ăn uống và các vấn đề vệ sinh tại các buồng bệnh, hành lang của bệnh viện. Giống như các vị trí khác của ngành Y, các hộ lý cũng được đào tạo cơ bản về y học nên họ có thể hỗ trợ các bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân và giúp các điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân khi cần thiết.
Cùng với bác sĩ, y tá, điều dưỡng, các hộ lý cũng có vai trò quan trọng trong công cuộc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Vì vậy, đây cũng là công việc trong mơ của những người đam mê Y học.
Tìm hiểu thêm: Hộ lý là gì? Mô tả chi tiết công việc hộ lý
Hộ lý là những người phụ trách giúp đỡ bệnh nhân những vấn đề cá nhân
Muốn trở thành hộ lý nên học ngành gì?
“Muốn trở thành hộ lý nên học ngành gì?” là thắc mắc của nhiều người muốn theo đuổi nghề này. Trên thực tế, không có ngành học nào trực tiếp đào tạo hộ lý tại các trường đại học về Y học ở Việt Nam.
Muốn hành nghề hộ lý, bạn phải tham gia khóa học để lấy chứng chỉ Sơ cấp hộ lý theo quy định của Bộ Y tế. Một số các đơn vị được phép đào tạo và cấp chứng chỉ Sơ cấp hộ lý uy tín có thể kể đến như Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Trường Cao đẳng Y tế Huế,…
Các chương trình đào tạo hộ lý thường diễn ra ngắn hạn, khoảng từ 3-6 tháng cho một chương trình. Các khóa học cũng liên tục tuyển sinh để đáp ứng nhu cầu của các cơ sở y tế.
Muốn trở thành hộ lý nên học ngành gì?
Chương trình đào tạo hộ lý gồm những gì?
Vì là một việc làm phổ thông thuộc hệ thống y tế nên bên cạnh các kỹ năng, hộ lý cũng sẽ được đào tạo các kiến thức y học cần thiết. Cụ thể chương trình đào tạo hộ lý bao gồm các nội dung sau:
- Chăm sóc người bệnh: Chương trình học gồm 30% kiến thức lý thuyết và 70% kiểm tra và thực hành. Người học sẽ được dạy trong khoảng 100 giờ để thuần thục được các kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các hoạt động cơ bản như ăn uống, vệ sinh cơ thể, di chuyển,….
- Nhiễm khuẩn bệnh viện: Nội dung này sẽ giúp người học hiểu được các con đường lây nhiễm trong bệnh viện để thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn. Thời gian đào tạo tối thiểu là 60 giờ. Phân bổ chương trình của nội dung thứ 2 này cũng giống như nội dung thứ nhất, với 30% lý thuyết và 70% kiểm tra và thực hành.
Người học cần nắm chắc kiến thức của nghề hộ lý
- Quản lý chất thải y tế: Rác thải y tế là một môi trường rất dễ lan truyền bệnh nên đây là nội dung cơ bản mà hộ lý nào cũng phải nắm được. Học phần này sẽ hướng dẫn người học quy trình chính xác để xử lý rác thải y tế. Thời gian đào tạo là 190 giờ.
- Thực tập bệnh viện: Đây là nội dung then chốt của toàn khóa học. Mục đích của phần này là giúp học viên thực hiện được đúng các quy trình vệ sinh trong môi trường làm việc thực tế tại các bệnh viện. Điểm đặc biệt là nội dung này sẽ được dạy trong 100 giờ với 95% thời gian dùng để thực hành, còn lại là thời gian kiểm tra.
Nhìn chung, chương trình học khá sát với thực tế làm việc của các hộ lý và được thiết kế để các học viên có thể thực hành nhiều nhất có thể.
Lương hộ lý có cao không? Nghề hộ lý có tương lai không?
Công việc hộ lý đang là một xu hướng nghề nghiệp mới tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan do tình trạng già hóa dân số, cần tuyển hộ lý để chăm sóc và giúp đỡ bệnh nhân, người già. Nhân lực Việt Nam vẫn luôn được ưu tiên tuyển dụng tại các nước này với mức lương “khủng” so với trong nước.
Mức lương trung bình ở Đài Loan sẽ ở khoảng 23,100 đài tệ (tương đương 17 triệu đồng/tháng) và ở Nhật Bản là khoảng 140,000 – 150,000 yên/tháng (tương đương 30 – 33 triệu đồng/tháng). Đây là mức lương thật sự hấp dẫn với công việc không yêu cầu bằng cấp và trình độ học vấn cao.
Tại Việt Nam, tuy công việc hộ lý chưa thực sự phổ biến nhưng bạn có thể tìm kiếm các tin tuyển dụng chăm sóc người bệnh tại nhà hoặc các cơ sở y tế đang thiếu nhân lực hỗ trợ bệnh nhân. Trong tương lai, hộ lý sẽ là công việc có nhu cầu tuyển dụng cao cả trong và ngoài nước.
Nhu cầu tuyển dụng hộ lý luôn cao đặc biệt ở các nước Nhật Bản, Đài Loan
Tổng kết lại, hộ lý là một công việc có triển vọng rất lớn trong thị trường việc làm hiện nay. Mong rằng bài viết của Viecngay.vn đã giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc về hộ lý là gì và muốn trở thành hộ lý nên học ngành gì. Hãy truy cập ngay Viecngay.vn để tìm nơi làm việc hộ lý phù hợp.