Kênh bán hàng Shopee hiện nay đang được rất nhiều nhà bán hàng quan tâm. Bởi Shopee đã và đang là sàn thương mại điện tử dẫn đầu tại Việt Nam. Chính vì thế đã thu hút rất nhiều nhà bán hàng lẻ, sỉ hay thậm chí là các doanh nghiệp tham gia hoạt động buôn bán trên đây.
Đặc biệt trong thời đại dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra thì lượng người đổ vào Shopee đang dần tăng cao. Nếu doanh nghiệp của bạn không nắm bắt cơ hội triển khai bán hàng trên đây thì sẽ là một thiệt thòi khá lớn về mặt doanh thu.
Trong bài viết này Azgad Agency sẽ giúp bạn hiểu hơn những gì có trong kênh bán hàng Shopee cũng như những ưu nhược điểm khi bán hàng trên Shopee. Hãy cùng theo dõi và đừng bỏ lỡ nhé!
Mục lục
Kênh Bán Hàng Shopee Là Gì?
Kênh bán hàng Shopee hay còn được gọi là Kênh người bán, thông thường khi đăng nhập vào Shopee thì bạn sẽ thấy cụm từ “Kênh người bán” hơn. Tại đây sẽ là nơi mà bạn quản lý và triển khai các hoạt động buôn bán của mình trên sàn thương mại điện tử Shopee.
Cùng đi tìm hiểu một chút về các danh mục trong kênh bán hàng Shopee.
Vận Chuyển
Đây sẽ là danh mục đầu tiên trong kênh bán hàng Shopee của bạn, tại đây bạn sẽ cài đặt các phương thức vận chuyển cũng như quản lý nó. Ở mục vận chuyển sẽ có Giao hàng loạt, đây là tính năng vô cùng đặc biệt tại Shopee mà bạn không nên bỏ lỡ. Để có thể hiểu hơn về mục này thì bạn có thể tìm kiếm các bài viết của Azgad Agency
Quản Lý Đơn Hàng Shopee
Trong bất kì mô hình kinh doanh nào thì việc quản lý đơn hàng là một điều rất khó khăn và sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên trong kênh bán hàng Shopee sẽ chia ra làm ba mục nhỏ cho bạn lần lượt là:
- Tất cả – Bạn có thể quản lý và theo dõi hết các đơn hàng của bạn đang trong tình trạng nào.
- Đơn hủy – Đây là tính năng mà Azgad Agency rất thích tại Shopee. Vì có thể theo dõi những đơn mà khách hàng hủy. Từ đó tìm ra những lý do tại sao và cải thiện sản phẩm tốt hơn để tránh trường hợp này. Tuy nhiên nếu rơi vào các tình trạng như là đặt nhầm hay không cần nữa thì không tính đến.
- Trả/ hoàn tiền – Đối với những đơn hàng bị lỗi thì khi khách hàng trả lại và yêu cầu hoàn tiền thì sẽ có hết trên đây. Bạn có thể dễ dàng quản lý và xem thử đơn nào mình chưa hoàn tiền để tránh thiếu sót và góp phần giữ chân khách hàng sau khi họ gặp lỗi sản phẩm.
Quản Lý Sản Phẩm Trên Shopee
Trong kênh bán hàng Shopee thì đây là nơi mà các vấn đề về đăng tải hay cập nhập sản phẩm sẽ diễn ra. Bạn có thể kiểm tra những sản phẩm mình đã đăng được duyệt hay chưa hoặc nếu sản phẩm hết hàng thì bạn có thể vô đây cập nhập rất dễ dàng, nhanh chóng.
Vì là sàn thương mại điện tử dẫn đầu tại Việt Nam nên Shopee khá là khắt khe trong việc duyệt sản phẩm. Mặc dù sản phẩm của bạn không phải là hàng cấm tuy nhiên vì một vấn đề nào đó mà không được duyệt, bị vi phạm thì sẽ được Shopee cập nhập tại mục “Sản Phẩm Vi Phạm”.
Thì tại đây bạn có thể xem sản phẩm của mình bị lỗi gì từ đó khắc phục dễ hơn. Tuy nhiên, bạn hãy hạn chế các vấn đề này mà hãy đọc thật kỹ các quy định của Shopee nhé!
Kênh Marketing
Đối với những người chưa biết gì về Shopee hay chưa từng kinh doanh sẽ thấy khá lạ tại danh mục này. Đây là nơi mà bạn sẽ điều chỉnh và thực hiện các chiến dịch Marketing bạn đề ra, trong kênh bán hàng Shopee chỉ danh mục này là có thể làm các điều đó.
Trong kênh này sẽ có thêm ba danh mục riêng biệt:
- Kênh Marketing – là nơi mà bạn cài đặt và chuẩn bị cho các chiến dịch Marketing của mình, sẽ có các nơi để cài đặt Voucher hay các chương trình khuyến mãi.
- Quảng cáo Shopee – là nơi mà bạn thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm của mình trên sàn thương mại điện tử Shopee. Để có thể hiểu hơn cũng như để biết cách chạy quảng cáo Shopee thì bạn có thể tham khảo tại Website của Azgad Agency: https://azgad.vn/
- Mã giảm giá của tôi – là nơi mà bạn có thể dễ dàng kiểm tra các mã Voucher của mình cũng như là tạo mới.
Tài Chính
Tại kênh bán hàng Shopee có một đặc điểm là bạn có thể theo dõi doanh thu của mình qua từng tháng, từng năm. Trong mục này sẽ có mục “Doanh thu”, ở đây bạn có thể theo dõi những đơn hàng sẽ dự kiến thanh toán và đã thanh toán. Tổng số tiền đơn hàng dự kiến thành toán và đã thanh toán sẽ được cập nhập ở phía trên đầu cho bạn tiện theo dõi.
Ngoài ra còn có các mục khác như “Số dư TK Shopee”, “Tài Khoản Ngân Hàng” hay “Thiết Lập Thanh Toán”.
Dữ Liệu
Sau khi chạy các chiến dịch Marketing một thời gian thì việc kiểm tra và thống kê các dữ liệu liên quan là một điều vô cùng quan trọng. Giúp bạn có thể kiểm tra tình hình cũng như đưa ra các hoạch định mới để giúp cho Shop của mình trở nên tốt hơn.
Phát Triển
Trong danh mục này có mục “Shop Yêu Thích” bạn cần phải đặc biệt quan tâm. Bởi vì hầu hết mọi nhà bán hàng khi hoạt động trên Shopee đều luôn muốn Shop của mình trở thành Shop Yêu Thích. Vậy lợi ích của Shopee Yêu Thích là gì? Sẽ có ba quyền lợi độc quyền dành cho Shop của bạn:
- Tăng Độ Hiển Thị – giúp người mua dễ dàng nhìn thấy sản phẩm của bạn hơn khi đang tìm kiếm.
- Nhãn “Yêu Thích” – đây là minh chứng cho việc Shop của bạn làm ăn uy tín, từ đó thu hút nhiều khách hàng hơn.
- Đăng Bán Nhiều Sản Phẩm Hơn – bạn có thể tải lên nhiều sản phẩm hơn cho Shop.
Trong kênh bán hàng Shopee thì ở mục này bạn có thể đăng ký trở thành “Shop Yêu Thích” qua 4 bước như sau:
- Bước 1 – Đáp ứng các tiêu chí xét duyệt: những tiêu chí này sẽ có một bảng thống kê về các chỉ tiêu cũng như các con số cho bạn dễ dàng nắm được.
- Bước 2 – Xét duyệt tiêu chuyển cộng đồng.
- Bước 3 – Cập nhập thông tin CMND/CCCD.
- Bước 4 – Trở thành Shop Yêu Thích.
Chăm Sóc Khách Hàng
Ở mục này chủ yếu là cài đặt những tin nhắn tự động của Shop. Khi khách hàng nhắn tới thì những tin nhắn này sẽ tự động gửi, góp phần tăng độ tương tác với khách hàng và làm cho khách hàng hài lòng hơn. Đây là danh mục khá hay trong kênh bán hàng Shopee.
Đây là danh mục mà bạn cũng cần phải chú ý quan tâm khi lỡ như bạn không online và không trả lời khách hàng thì có thể khách sẽ không chờ và qua các gian hàng khác. Từ đó bạn sẽ bị giảm doanh thu đồng thời bị mất khách hàng.
Quản Lý Shop
Tại đây bạn có thể xem tổng hợp các đánh giá về Shop của mình, từ những đánh giá 1 sao đến 5 sao đều được Shopee cập nhập lên đây. Từ đó giúp bạn biết được tình hình sản phẩm của mình khi vừa đến tay khách như thế nào và tìm cách khắc phục.
Ngoài ra tại đây cũng có phần trang trí Shopee, đối với Azgad Agency thì phần này khá hay trong kênh bán hàng Shopee vì có thể thoải mái trang trí gian hàng theo ý thích của mình.
Thiết Lập Shop
Thì khi vừa vào kênh bán hàng Shopee bạn sẽ cần một vài thông tin để có thể bắt đầu. Những thông tin ấy sẽ được cập nhập ở đây. Bạn có thể linh hoạt theo dõi hoặc nếu muốn thay đổi thông tin thì có thể thay đổi.
Ưu Nhược Điểm Khi Bán Hàng Trên Shopee?
Sau khi hiểu hơn về kênh bán hàng Shopee thì tiếp đến Azgad Agency sẽ cho bạn biết lý do tại sao bạn nên bán hàng trên đây và đồng thời là nhược điểm của nó.
Ưu Điểm
Không bị mất phí – Khi tham gia bán hàng trên Shopee thì bạn không cần phải lo lắng về việc có mất phí hay không. Bởi vì trên đây sẽ hoàn toàn miễn phí cho các bạn từ việc đăng bán sản phẩm, tạo gian hàng, tạo các chương trình giảm giá hay trang trí Shop.
Tệp khách hàng vô cùng lớn – Với vị thế dẫn đầu thì người sử dụng sàn thương mại điện tử này ngày càng nhiều từ đó bạn có thể dễ dàng tiếp cận với lượng khách hàng lớn đó.
Được thoải mái tạo các mã giảm giá riêng của mình – Khi đã đề ra các chiến dịch Marketing cho gian hàng của mình thì bước tiếp theo đó chính là tạo các mã Voucher phải không nào? Ở trên Shopee bạn có thể thoải mái tạo trong kênh bán hàng Shopee đấy nhé!
Được tham gia vào các chương trình khuyến mãi của Shopee – Để có thể thu hút nhiều khách hàng hơn thì Shopee đã tạo ra rất nhiều chương trình mà nhà bán hàng có thể tham gia. Tuy nhiên sẽ cần một số điều kiện nên bạn hãy kiểm tra kỹ.
Nhược Điểm
Cạnh tranh cực kỳ cao – Không phải mỗi bạn là biết nắm bắt cơ hội tại Shopee, đã có rất nhiều người cũng như vậy và trong tương lai sẽ còn cao hơn.
Bán phá giá – Đây chính là hệ lụy của nhược điểm phía trên, để có thể cạnh tranh thì nhiều Shop đã hạ giá rất nhiều để thu hút khách hàng.
Click ảo – Điều này xảy ra thường xuyên khi bạn đang chạy quảng cáo cạnh tranh, thì đối thủ có thể vô sản phẩm chạy quảng cáo của bạn và click vào nó nhiều lần nhưng không mua. Từ đó làm cho bạn mất một khoản phí cho lượt click nhưng lại không thu về đơn hàng nào.
Hỗ trợ vận chuyển – Chỉ hỗ trợ phí với những đơn hàng có giá trị cao, gây khó khăn cho những gian hàng bán các sản phẩm có giá trị thấp.
Như bạn có thể thấy ưu nhược điểm khi bán hàng trên Shopee cũng có khá nhiều, không gì là hoàn hảo nên hãy là người bán thông minh khi ra các quyết định nhé!
Nếu bạn là người mới và không biết kinh doanh trên Shopee như thế nào? Thì Azgad Agency hiện đang là đơn vị cung cấp các dịch vụ triển khai vận hành cũng như tạo một gian hàng mới cho doanh nghiệp của bạn. Trên trang chủ của Website Azgad Agency sẽ có những đơn vị đã và đang hợp tác nên bạn có thể tham khảo để quyết định.
Trên đây là toàn bộ thông tin về kênh bán hàng Shopee mà Azgad Agency muốn gửi đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết đến bây giờ và hy vọng rằng những thông tin về ưu nhược điểm khi bán hàng trên Shopee mà Azgad Agency đề cập sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về Shopee.
Tác giả: Ngô Xuân An